logo-zalo.png

, Ngôn ngữ:

Việt Nam | English

Truyền thống đám cưới của một số nước Châu Á


Mỗi một đất nước châu Á đều mang những tập tục phong tục độc đáo khác nhau. Những truyền thống này không những bắt nguồn trong suốt cuộc sống hằng ngày của họ, và còn đến những sự kiện lễ hội đặc biệt. Tất nhiên, một trong những lễ hội đó là một sự kiện mà khi hai con người được gắn kết lại với nhau trong hôn nhân. Những phong tục đám cưới ở châu Á rất đẹp và đặc biệt. Hãy cùng chúng tôi khám phá những truyền thống tổ chức đám cưới ở một số quốc gia Châu Á sau đây.

 

Nhật Bản

 

 

Trong khi ở phương Tây, người ta thường sử dụng màu trắng và đen làm màu chủ đạo cho trang phục cưới của họ, thì cô dâu ở Nhật Bản thường chọn những bộ kimono bằng lụa đầy màu sắc cho ngày cưới của mình. Chúng thường được thêu với những bông hoa Iris màu tím, bởi vì ở Nhật, màu tím tượng trưng cho tình yêu. Lễ cưới chủ yếu thường được tổ chức theo đạo Shinto hoặc đạo Phật. Trong nghi lễ của Shinto, cặp đôi mong được linh hồn của mẹ thiên nhiên ban phước lành cho cuộc hôn nhân của họ. Trong khi đó, ở nghi lễ của đạo Phật, cô dâu chú rể được đeo một cặp vòng dây đan chung với nhau tượng trưng cho sự kết hợp hai thành một

 

Ấn Độ

 


 

Ở Ấn Độ, đặc biệt là những gia đình theo đạo Hindu, người ta quan niệm rằng sẽ là một điều xấu nếu cô dâu và chú rể gặp nhau trong khoảng thời gian trước ngày cưới. Trong nghi lễ cưới, cha mẹ cô dâu sẽ dùng sữa và nước rửa chân cho cô dâu chú rể để tượng trưng rằng họ đã được thanh tẩy trước khi bắt đầu cuộc sống cùng nhau. Cô dâu chú rể cũng sẽ nắm gạo, yến mạch và lá cây trong tay, tượng trưng cho hạnh phúc, sức khỏe và sự sung túc thịnh vượng. 



Trung Quốc

 


 

Đầm cưới của cô dâu Trung Quốc thường là màu đỏ tươi, tượng trưng cho sự may mắn. Chiếc đầm của cô dâu thường được trang trí bằng những bông hoa mẫu đơn, phượng hoàng và hoa cúc, tất cả được thêu tỉ mỉ bằng tay và có màu vàng, màu tượng trưng cho tương lai hưng thịnh, hạnh phúc. Theo truyền thống, gia đình của chú rể sẽ mang biếu gia đình nhà gái một con heo quay, như một sự đính hôn của hai bên gia đình. Trong suốt buổi nghi lễ và tiệc cưới, bạn sẽ nghe một số tiếng pháo nổ, pháo hoa được họ sử dụng với niềm tin xua đuổi ma quỷ tránh xa gia đình họ.

 

Indonesia

 


 

Một đám cưới truyền thống của người Indo thường rất lớn, có đến khoảng hơn 1000 khách mời tham dự hôn lễ. Cô dâu thường đến trước và chú rể sẽ đến trễ hơn một chút. Trước khi nghi lễ chính thức bắt đầu, cô dâu và chú rể phải đến chào từng người khi họ đi trên hành lang tiến đến bàn lễ. Với số lượng quá nhiều khách mời tham dự thì việc đó mất khá nhiều thời gian. Một số đám cưới của người Indo được tổ chức ở môt địa điểm có không gian cho khách hoặc trẻ em nghỉ lại trong khi những người khác tiệc tùng suốt đêm.

 

Hàn Quốc

 

 

Ở Hàn Quốc, nghi lễ trước khi cưới cũng quan trọng như các truyền thống trong ngày cưới. Có một phong tục là cặp đôi sẽ tới gặp một kung-hap, hay “thầy bói” để biết được tương lai của hai người. Kung-hap sẽ xem xét xem tương lai của hai người có hòa hợp với nhau không, và nếu như Kung-hap cho rằng họ không nên lấy nhau do một số lý do nào đó, đám cưới có thể sẽ không bao giờ diễn ra. Điều này rất được người Hàn Quốc coi trọng, bởi vì người Hàn thường chi rất nhiều tiền cho các lễ vật đính hôn trước khi chuẩn bị chi phí cho đám cưới.

 

Philippines

 

 

Như những quốc gia khác, truyền thống cưới của người Philippines được truyền lại qua nhiều thế kỷ. Theo truyền thống ngày xưa, chú rể sẽ ném một chiếc lao về phía trước ngôi nhà của cô dâu như một thông điệp là cô ấy đã có chủ. Đám cưới sẽ diễn ra trong ba ngày, và ngày nào cũng có những nghi lễ quan trọng. Trong ba ngày đó, cô dâu chú rể sẽ tuyên bố tình yêu của họ và chính thức kết hôn. Ngày nay, các truyền thống có phần khác đi. Chiếc giáo kia đã được thay thế bằng nhẫn cưới và đám cưới thường tổ chức theo truyền thống của Công Giáo.

 

Thái Lan

 

 

Trước khi một đám cưới Thái Lan diễn ra, cô dâu và chú rể được yêu cầu chuẩn bị một bữa ăn cho các tu sĩ địa phương. Sau bữa ăn, các nhà sư sẽ ban phước lành cho các cặp vợ chồng và sau đó họ có thể đi bắt đầu tổ chức lễ cưới của họ. Trong tiệc cưới, sẽ chỉ có những người thân của hai bên nhà trai và gái, cùng với những người bạn thật sự thân thiết chia vui cùng cặp đôi. Cô dâu chú rể sẽ ngồi cạnh nhau và khoác tay với nhau với một vòng hoa. Hôn lễ được tổ chức dưới sự dẫn dắt của thành viên lớn tuổi nhất của gia đình. Ông ấy sẽ cầm tay cô dâu chú rể nhúng vào một chậu nước, tượng trưng cho sự may mắn. Và sau khi hoàn thành nghi lễ này, những vị khách tham dự cũng sẽ tương tự làm theo như vậy.

 

Cuộc sống của một cặp vợ chồng tượng trưng cho một khởi đầu mới. Họ để lại phía sau quá khứ và bắt đầu một cuộc sống mới cùng nhau. Mặc dù mỗi quốc gia có truyền thống riêng biệt của nó, nhưng chúng đều được tổ chức nhằm tôn vinh vẻ đẹp của hôn nhân và quan trọng nhất đó là tình yêu.

 

Nguồn: sưu tầm

Các tin cũ hơn



Hỗ trợ khách hàng

Tổng lượt truy cập:

20,019,189

Truy cập hôm nay:

347

Đang trực tuyến:

44