logo-zalo.png

, Ngôn ngữ:

Việt Nam | English

Phong tục đám cưới của người Ê Đê


Lễ cưới truyền thống của người Ê Đê thường được tiến hành tuần tự theo bốn bước. Đó là lễ Hỏi chồng (Nao huh); Lễ thoả thuận (Knăm); Lễ gọi chồng (Yâo Ung) và lễ lại mặt (Siê Knăm). Trong hôn lễ, trao vòng cầu hôn là nghi lễ quan trọng, đây là nghi lễ bắt buộc của các cô gái khi làm đám cưới thể hiện sự công nhận của thần linh, gia đình, cộng đồng cho đôi trai gái được tổ chức đám cưới để nên vợ nên chồng.

Lễ hỏi chồng (Nao huh) là bước đầu tiên trong hôn lễ.

Theo phong tục mẫu hệ Ê Đê, khi người con gái tìm được người con trai ưng ý thì bảo cho bố mẹ biết. Bố mẹ cô gái nhờ người mối đưa chiếc vòng bằng chất liệu nào là tùy gia cảnh để mở đầu cho việc giao thiệp với nhà trai. Vài ba lần khi chàng trai đó đồng ý thì nhà gái sang nhà trai tổ chức lễ trao vòng. Trường hợp chàng trai không đồng ý thì lễ hỏi phải dừng lại, chờ đến khi sợi tơ hồng cuốn chặt.

Trao vòng cầu hôn được thực hiện trong nghi lễ hỏi chồng. Cô gái cùng ông mối và người anh, em trai của mẹ cô gái, còn gọi là Dăm dêi mang theo một lễ hỏi gồm một ché rượu, một vòng đồng để cúng thần tới nhà trai. Nếu người con trai không cùng trong buôn, người con gái còn phải mang thêm một gói cơm nếp.

Cô gái và chàng trai cùng chạm tay vào chiếc vòng đồng, ông cậu cầu cúng giàng. Và họ coi đó như lời giao ước hôn thú, có sự chứng giám của thần linh, có sự công nhận của cộng đồng, và sự thống nhất của cặp uyên ương. Từ sau lễ trao vòng, hai gia đình đã chính thức kết mối thông gia. Mỗi bên gia đình cử ra một người đỡ đầu của gia đình mình, còn gọi là Miết Ava. Từ đây Miết Ava không chỉ thay mặt gia đình, giúp đôi trẻ trong mọi nghi lễ để thành vợ thành chồng mà trong suốt cuộc đời còn lại sau này, ông luôn đóng vai trò như cha mẹ, khuyên răn chú rể, cô dâu và dàn hoà mọi bất hoà giữa hai gia đình.

Nhà trai sau lễ trao vòng, cũng trao cho bên nhà gái chiếc vòng để làm tin cho việc đính ước. Sau đó, nhà trai tổ chức bữa cơm rượu mời bên nhà gái.

Lễ thoả thuận (Knăm) là bước thứ hai trong hôn lễ của người Ê Đê. Thực chất là nghi lễ để hai gia đình gặp mặt bàn việc thách cưới do nhà trai đưa ra. Đối với các gia đình giàu có, đồ thách cưới gồm bò, trâu, chiêng, ché...Những gia đình bình thường, tuỳ theo gia đình mà đưa ra đồ thách cưới nhiều hay ít, nhưng nhất thiết phải có một ché rượu và một chiếc vòng đồng.

Thường thì nhà trai thách một trâu, một thanh la, một gà, 10 ghè rượu, 2 kiềng đồng (hoặc vàng). Có nhiều đám hỏi phải hoãn lại đến vài năm, vì nhà gái quá nghèo, không lo đủ đồ thách cưới. Cũng có khi nhà trai thông cảm cho "cưới tạm", nhà gái trả nợ sau cũng được.

Theo lệ, cô gái sẽ sang ở nhà trai làm dâu một thời gian như để thử thách. Rất có thể sau đó, chàng trai khước từ hôn thú, nếu như thấy cô dâu không thích hợp với gia đình, thông qua "Lễ trả cô gái". Trường hợp như vậy, nhà trai đòi phạt một khoản chi phí, thường là ché rượu và con lợn.

Lễ gọi chồng (Yâo Ung) là bước thứ ba trong hôn lễ của người Ê Đê

Khi đủ đồ thách cưới, nhà gái trao cho bên thông gia và xin cưới, tức làm "Lễ gọi chồng". Hai Miết Ava gặp nhau bàn về những điều cam kết mới, đề phòng những việc không lành sẽ xảy ra khi đôi vợ chồng trẻ chung sống với nhau.

Đến hôm cưới, bên nhà gái đưa sang nhà trai đồ sính lễ và các thứ như trâu, bũ, lợn, gà, rượu, quần áo... theo đúng thoả thuận của hai gia đình, kèm theo không thể thiếu chiếc vòng. Nếu nhà gái nghèo thì chỉ nộp một phần, phần còn lại hai vợ chồng cùng làm nộp dần sau.

Lễ cưới tổ chức hai ngày liền. Ngày đầu, nhà gái làm thịt bò, lợn thết đãi, rồi làm lễ "rước rể" về. Nhà trai tiễn con bằng một ché rượu và con lợn. Khi về bên nhà vợ, nếu có voi, chú rể được cưỡi voi, không có phải đi bộ. Trước đây, trong khi rước rể, một tốp thanh niên tinh nghịch sẽ đón đường đám cưới, té nước vào chú rể, thay lời chúc phúc đôi bạn trẻ.

Bước vào nhà gái, chàng rể phải rửa chân bằng bát nước lễ. Khi chủ và khách yên vị, mọi người tiến hành lễ cúng cho mẹ chồng, gồm một ché rượu, một con lợn. Sau đó mới làm lễ cúng tổ tiên, gồm năm ché rượu và một con lợn. Một ông cậu lấy máu con vật hiến sinh bôi lên chân đôi vợ chồng mới cưới, chúc cho cô dâu, chú rể mỗi người hai miếng cơm với ba sừng rượu. Vị trưởng họ nhà gái đại diện hai bên đưa vòng đồng cho đôi vợ chồng trẻ, cố ý đợi họ chạm tay vào, nhắc nhở lòng thuỷ chung ở mỗi người.

Sau đó, bên họ nhà gái lấy ba chén rượu và ba chiếc vòng trao cho chú rể, cậu ruột chú rể và anh ruột chú rể. Nhà trai trao lại ba chén rượu và ba chiếc vòng lần lượt cho cô dâu, cậu ruột cô dâu và anh ruột cô dâu. Việc làm này tượng trưng cho sự chứng kiến của thánh thần và toàn thể buôn làng.

Ngày thứ hai, khi các lễ đã xong, mọi người tụ hợp vật bò mổ lợn, ăn mừng chú rể cô dâu. Trong khi đó, hai ông cậu đưa rượu cho cô dâu chú rể. Hai vợ chồng trao nhau chén rượu rồi uống cạn chén rượu hợp cẩn và nghe giáo huấn của cha mẹ cùng hai họ. Khách dự lần lượt đi qua trước mặt hai vợ chồng chúc tụng và tặng quà.

Lễ lại mặt (Siê Knăm) là bước cuối cùng, kết thúc nghi lễ cưới để đôi vợ chồng trẻ bước vào cuộc sống vợ chồng.

Sau lễ cưới ba hoặc năm ngày, hai vợ chồng về nhà bố mẹ chồng làm lễ lại mặt (Siê Knăm). Nhà trai mời rượu và đưa một số đồ gia dụng (nông cụ, đũa bát...) đặt bên ché rượu để chú rể mang về nhà vợ.  Sau lễ lại mặt, hai vợ chồng chính thức chung sống, đôi vòng đồng - được coi như kỷ vật, như những lời cam kết thủy chung, đồng thời lời chúc tụng hạnh phúc cho cô dâu chú rể và anh em hai họ. Chúng thường được lưu giữ suốt đời, khi chết chôn theo hoặc trao lại cho con cháu làm di vật quý.

Người Ê Đê theo chế độ mẫu hệ, vì vậy trong gia đình cũng như ngoài xã hội, người phụ nữ có quyền rất lớn. Một trong những quyền đó là quyền cưới chồng, con gái lấy họ mẹ và có vị trí đặc biệt trong gia đình.
Khi đến tuổi trưởng thành, các cô gái Ê Đê có “nhiệm vụ” đi tìm bạn trăm năm qua các cuộc lễ lạt, hiếu hỷ, cúng viếng và đặc biệt trong ác lễ hội mùa xuân. Sau mùa gặt gái bội thu, mùa lễ hội trong các buôn làng tưng bừng. Đây là dịp các cô gái thực hiện công việc trọng đại của mình – tìm bạn trăm năm,.
Trong những cuộc giao duyên đó, nếu chàng trai nào lọt vào mắt xanh của cô gái thì về nhà thưa chuyện với cha mẹ để nhờ mai mối đến nhà trai đánh tiếng dạm hỏi.
Ăn hỏi
Nếu chàng trai ưng thuận, hai bên sẽ làm lễ “trao vòng” (ăn hỏi). Nhà gái trao cho ông mối mang đến nhà trai một chiếc vòng bằng đồng để đính ước. Sau lễ này, nhà trai làm cỗ thiết nhà gái.
Trường hợp chàng trai không đồng ý thì đám hỏi phải dừng lại, chờ đến khi sợi tơ hồng quấn chặt.
Thách cưới
Nhà trai thách một con trâu, một thanh la, một con gà, 10 ghè rượu, 2 kiềng đồng (hoặc vàng). Cũng có đám cưới phải hoãn lại đến vài năm vì nhà gái nghèo, không lo đủ đồ thách cưới. Cũng có khi nhà trai thông cảm cho “cưới tạm”, nhà gái trả nợ sau.
Lễ cưới
Lễ cưới được tiến hành trong hai ngày. Ngày đầu tiên, nhà gái làm thịt bò, lợn để thết đãi rồi là lễ “rước rể” về. Đây là một buổi lễ long trọng, có múa hát thâu đêm.
Bước vào nàh gái, chàng rể phải rửa chân bằng bát nước lã. Chú rể cùng cậu và anh ruột mình uống bát rượu và đeo ba vòng đồng. Cô dâu cũng cậu và anh ruột mình cùng làm động tác tương tự. Việc làm này tượng trưng cho sự chứng kiến của thánh thần và toàn thể buôn làng.
Ngày thứ hai, khi các lễ đã xong, mọi người tụ họp và mổ lownhj anh mừng chú rể, cô dâu, trong khi đó hai người đổi chén rượu hợp cẩn và nghe lời giáo huấn của cha mẹ cùng hai họ.
Tòng thê
Sau hôn lễ, chàng trai phải “tòng thê”, nghĩa là vợ ở đâu phải theo đó, vợ sai khiến gì cũng phải nghe, muốn về thăm bố mẹ phải xin phép vợ. Đặc biệt là mỗi khi vợ ra khỏi nhà thì người chồng phải mang theo gùi đựng các vật dụng theo sau vợ.
Nếu ngưới Kinh có tục ở rể thì ở người Ê đê có tục “ở dâu”: cô dâu phải sang ở và làm việc cho nhà trai, đôi khí tới vài ba năm.

Theo phong tục tập quán của người Êđê, nhà gái phải chủ động trong việc lấy chồng cho con. Khi cha mẹ đã ưng thuận người con trai nào đó làm chồng cho con mình, thì họ hàng, gia đình nhà gái phải cử người đến nhà trai để xin cưới. Trước khi đến nhà trai, nhà gái phải báo cho bên nhà trai biết trước một vài ngày để chuẩn bị nghi lễ đón tiếp. Khi nhà gái thực hiện các thủ tục xin cưới hỏi xong, thì nhà trai phải thuyết phục người con trai mà nhà gái đã xin cưới. Nếu người con trai đồng ý và nhận lời làm chồng thì hai bên họ hàng sẽ tiến hành các thủ tục kết hôn.

Trước khi kết hôn, nhà trai có quyền yêu cầu và bên nhà gái có nghĩa vụ phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định. Nếu nhà gái không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, nhà trai có quyền từ bỏ việc kết hôn. Những yêu cầu của nhà trai có thể là: Bên nhà gái phải làm lễ kết hôn bằng một con bò to, cúng mẹ chồng bằng một con bò hoặc một con heo, cúng bố chồng bằng một con bò hoặc một con heo, cúng anh chị em mỗi người một con heo… Đặc biệt, nhà trai còn có thể yêu cầu nhà gái trả thêm cho họ một khoản tài sản (bằng hiện vật, trâu bò… ). Đó là khoản chi phí cho công lao nuôi dưỡng của cha mẹ từ khi sinh ra cho đến khi chàng trai trưởng thành. Khoản này được trả sau khi kết hôn. Những yêu cầu của nhà trai khi đã được nhà gái chấp thuận, thì nhà gái phải có trách nhiệm nộp đủ và đúng thời hạn như thoả thuận, nếu không bên nhà trai có quyền rút lại việc đính hôn và trong trường hợp này, lỗi thuộc về phía nhà gái.

Lễ đính hôn được tổ chức tại nhà trai và lễ kết hôn được tổ chức tại nhà gái. Sự đồng thuận của đôi trai gái được biểu hiện bằng việc: Tại lễ đính hôn, đôi trai gái tự trao còng đồng (vòng đeo tay bằng đồng) cho nhau với sự chứng kiến của hai bên họ hàng, gia đình. Người con gái sau khi đính hôn sẽ ở với nhà chồng một thời gian, có thể là một đến ba năm, nhưng không quá ba năm, sau đó sẽ cùng chồng về làm ăn, sinh sống tại nhà gái. Khi đám rước về nhà gái, lúc đến trước nhà sàn, chú rể không thể bước lên cầu thang, đây cũng là một hình thức thách cưới để buộc nhà gái phải trao cho một vòng đồng hoặc một vòng bạc.

Trong lễ kết hôn, những người lớn tuổi của hai bên gia đình sẽ thông báo cho hai vợ chồng biết về những hình thức, những quy định và các hình thức xử lí khi vợ hoặc chồng có hành vi vi phạm đến phong tục tập quán trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình như: Người chồng hoặc người vợ ngoại tình, việc li hôn, hoặc những hành vi khác có ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Người vợ và người chồng phải thực hiện cam kết bằng cách viết giấy, hoặc cam kết bằng miệng, hoặc trao vòng đồng xem như lời hẹn ước.

Nam nNam nữ thanh niên được tự do tìm hiểu. Nơi gặp gỡ, tỏ tình, có thể là trong rừng, trên rẫy, ở nhà rông, vào những ngày cưới, hội lễ của làng.

Các thiếu nữ người Giê Triêng đến tuổi lấy chồng được cha mẹ làm cho những cái lều xung quanh làng làm nơi hẹn hò. Khi ưng ý người bạn trai nào đó, nàng mời chàng tối đến, ở cùng. Sau nǎm đêm tâm sự nếu chàng trai chưa thổ lộ tình cảm, thì phải nộp phạt cho nhà gái một con gà và một ché rượu. 
Thông thường, sau khi hai bên trai gái đồng ý, họ thưa với cha mẹ nhờ người mối đi hỏi. Qua ông mối, các thiếu nữ Gia rai và Ê đê nhắn ngỏ tình cảm và đưa tặng người yêu chiếc vòng tay. Nếu người bạn trai nhận vòng, hôn lễ sẽ được tiến hành. 
Trong lễ hỏi của người M'nông, người mối đem hai ống lồ ô trong đựng mǎng chua và da trâu thái nhỏ sang nhà gái cầu hôn. Nếu nhà gái đổng ý thì nhận hai ống lồ ô làm vật giao ước. Nếu việc cầu hôn bị từ chối, ông mối mang bát gạo do nhà gái đưa cho để báo lại việc từ hôn. 
Sau lễ ǎn hỏi, người Êđê thường có tục "gửi dâu", họ hàng nhà gái dẫn cháu gái đến nhà chồng chưa cưới ở như con trong gia đình. Thời gian "gửi dâu" càng lâu thì sính lễ nhà gái phải nộp cho nhà trai càng giảm. 
Đám cưới thường được tổ chức vào cuối nǎm, lúc rỗi rãi và no đủ. Lễ cưới của người M'nông mở đầu bằng việc nhà gái mang biếu họ hàng nhà trai mỗi người một bát gạo đầy. Mỗi bát gạo này sẽ tương ứng với một cái ché mà nhà trai phải tặng lại nhà gái. Hôm cưới, hai người làm chứng đại diện cho hai họ xúc cho cặp tân hôn mỗi người ba miếng cơm và ngược lại, đôi tân hôn cũng xúc trả lại cho hai người làm chứng ǎn. 
Sau đó đôi vợ chồng mới cưới uống rượu chung trước tiên để mở đầu cho bữa tiệc kéo dài vài ba ngày. Sau khi cưới phải cữ 7 ngày, đôi tân hôn tránh gặp người lạ và không ra khỏi nhà. 
Lễ đính ước của người Gia rai được tổ chức qua bữa tiệc rượu cần ở nhà gái. Hôm đó, đôi trai gái cùng vít cần rượu uống chung. Sau đấy trao đổi vòng đeo tay cho nhau biểu hiện sự cam kết thuỷ chung. Tiếp theo là "đoán số phận qua giấc mơ lành, dữ". Trong đêm tân hôn, nếu đôi vợ chồng thấy giấc mơ xấu thì lập tức phải đến nhờ ông mối cầu thần linh cho chung sống trong một nǎm để hoãn mộng. Đúng vào hẹn đó, nếu vợ chồng vẫn gặp mộng xấu, có thể phải bỏ nhau. 
Trong đám cưới của người Cà dong có tổ chức lễ ǎn thề không bỏ nhau của đôi vợ chồng. Hai vợ chồng trao cho nhau 9 miếng trầu, 9 miếng cau, ý chúc nhau sức khỏe và xum họp mãi mãi. Tiếp đó chồng trao cho vợ chuỗi cườm, và ngược lại, vợ trao cho chồng vòng đồng. Cặp vợ chồng trẻ còn lấy cơm nắm bôi lên đầu nhau, ý muốn hồn hai người nhập vào nhau, và bôi máu gà lên trán, ý muốn xua đuổi hồn dữ ra khỏi thể xác. 
Với người Mạ, hôm cưới người ta phủ một cái chǎn lớn thêu đẹp lên đôi trai gái không mặc quần áo và cụng đầu hai người vào nhau bảy lần. Sau một lúc tượng trưng cho thời gian của một đêm hoa chúc, hai người thức dậy, lấy một bát thịt gà, rượu và vòng đeo tay. Chồng đeo vòng cho vợ và ngược lại. Vợ chồng uống chung rượu và cùng ǎn thịt gà. Sau một thời gian, nhà gái mang củi sang nhà trai để làm "lễ củi". Số lượng gùi củi tương ứng với số khǎn mà nhà gái tặng họ nhà trai. 
Người Giê Triêng quan niệm lễ cưới được tổ chức bất ngờ bao nhiêu thì đôi vợ chồng trẻ càng hạnh phúc bấy nhiêu. Hôm cưới, người ta làm lễ hợp cẩn, đôi trai gái trao nắm cơm với ít gan gà cho nhau ǎn, tiếp đó uống rượu chung. Có nơi, trong buổi lễ này, người ta đánh chiêng tập hợp dân làng, bắt đôi nam nữ nằm trên chõng tre để giữa nhà, cùng đắp chung tấm chǎn. Lại có nơi, người chủ trì buổi lễ dứt mấy sợi tóc của đôi trai gái bỏ lẫn lên đầu nhau với ngụ ý hợp hai hồn của họ làm một. 
Trong đám cưới của người Ê đê có tục "té nước" vào chú rể như tục "mở cửa nhà" ở người Thái. Khi rước rể về nhà vợ, bạn bè của chàng rể chạy trước đón đường té nước vào người cô dâu chú rể, mỗi lần như vậy nhà gái phải nộp cho họ một số lễ vật. Người Ê đê cho rằng đám cưới nào có nhiều người chặn đường té nước thì đôi trai gái sau này cuộc sống sẽ hạnh phúc và khi chết sẽ có nhiều người thương, kẻ khóc. 
Sau ngày cưới, chồng ở nhà vợ (Gia rai, M'nông, Ê đê, Cơ ho), hoặc ở nhà chồng (Mạ), hoặc luân phiên ở nhà chồng từ ba đến nǎm nǎm rồi lại chuyển sang ở nhà vợ bằng thời gian ấy (Xơ đǎng, Ba na, Giê Tnêng).

Nguồn: sưu tầm

Các tin cũ hơn



Hỗ trợ khách hàng

Tổng lượt truy cập:

19,881,153

Truy cập hôm nay:

154

Đang trực tuyến:

13