logo-zalo.png

, Ngôn ngữ:

Việt Nam | English

Những vấn đề thường tranh cải của các cặp đôi trước ngày cưới


Sau lễ đính hôn, bạn và chàng tất bận chuẩn bị đám cưới gần kề. Áp lực, căng thẳng, sự thay đổi từ tình yêu gần hơn sang tình yêu vợ chồng sẽ là điều mới mẻ nhưng cũng là thử thách cho cả hai người. Bạn và chàng sẽ gần gũi hơn, có trách nhiệm với nhau nhiều hơn sau lễ đính hôn, nhưng cũng từ đó phát hiện thêm về cá tính của nhau. Nếu không khéo ứng xử và tìm cách hòa hợp, các cặp đôi trong giai đoạn này dễ gặp các xung đột, và có thể đưa đến việc chia tay nếu cư xử không khéo léo.

Khi cùng nhau lên kế hoạch đám cưới, bạn và chàng đồng nghĩa với việc đang cùng nhau “thử nghiệm” cuộc sống chung trong tương lai, nơi không chỉ có tình yêu mà còn trách nhiệm. Trong thời điểm này, bạn và chồng chưa cưới bất đồng nhau về việc gì thì cuộc sống chung sau này rất dễ lại tranh cãi vì vất đề đó. Cùng Marry điểm danh xem các vấn đề dễ dẫn đến xung đột của các cặp đôi chuẩn bị đám cưới là gì nhé

Gia đình

Danh sách khách mời của gia đình anh ấy ngày càng dài ra, và số lượng khách càng đông càng khó kiểm soát và khó xác minh coi ai chắc chắn đi, ai không để chốt danh sách với nhà hàng. Không thống nhất về lượng khách  mời là một trong những việc dễ gây tranh cãi giữa chú rể và cô dâu, thậm chí giữa gia đình hai bên. Để tránh việc tranh cãi giữa chuyện khách bên nào nhiều hơn, các cặp đôi nên tham khảo cách đãi tiệc của người miền Tây Nam bộ hoặc tại các tỉnh thành, khách nhà trai và nhà gãi đãi riêng theo lễ Vu Quy hay Tân Hôn. Hoặc có thể học theo phong tục Miền Bắc, nếu có đãi tiệc cưới chung ngày thì khách của đàng trai – đàng gái bỏ tiền mừng cưới vào hai thùng tiền mừng riêng biệt. Căn cứ trên số khách mời của họ nhà mình mà nhà trai/ nhà gái chi tiền đãi cưới cho phù hợp.

Chú rể không quan tâm đến tiểu tiết

“Anh ấy chẳng quan tâm xem màu theme cưới là gì, hoặc thể hiện sự quan tâm xem khăn trải bàn màu nào mới đẹp. Tôi có cảm giác anh ấy xem nhẹ hôn lễ này!”. Đó là tâm trạng mà rất nhiều cô dâu gặp phải, khiến họ có cảm giác hụt hẫng. Tuy nhiên, các quý ông thường không để ý nhiều đến các tiểu tiết như trang trí tiệc cưới, hoặc các phụ kiện hoa cưới, cổng cưới… Nói như vậy không có nghĩa là bạn gạt chàng ra khỏi việc tổ chức cưới, thay vào đó hãy chọn công việc nào mà chàng thể hiện rằng có quan tâm. Chẳng hạn, bạn có thể nhờ chàng ghi thiệp cưới và đi mời giúp mình. Nên dành cho chàng thế chủ động chứ đừng có thái độ gay gắt, ra lệnh, hoặc nói ba mẹ hai bên can thiệp vào chuyện này. Áp lực vào thời gian trước hôn lễ sẽ dễ khiến hai người bùng phát và sinh ra cãi vã.

Chuyện tiền bạc

Trong quá trình chuẩn bị đám cưới, chuyện tiền bạc giữa hai người chắc chắn sẽ rất căng thẳng. Bạn muốn chi một khoản tiền lớn để thuê bộ váy cưới xu hướng thời thượng nhất, chàng thì nhất quyết muốn dành dụm số tiền đó cho chuyến du lịch trăng mật. Nếu xảy ra xung đột trong chuyện chi tiền vào việc gì, bạn và chàng nên ngồi xuống bình tĩnh nói chuyện với nhau như những người trưởng thành, và đặt nguyên tắc đồng thuận là sẽ ưu tiên chi cho những khoản mà cả hai đều được tận hưởng. Trong trường hợp trên, chi một khoản tiền đáng kể cho chuyến du lịch trăng mật hợp lý hơn việc bỏ quá nhiều tiền thuê váy.

Tôn giáo

Trước đây, bất đồng tôn giáo là rào cản rất lớn khiến các cặp đôi khác đạo giáo tại Việt Nam không đến được với nhau. Trong thời buổi hiện đại, khác biệt về Tôn giáo không còn gay gắt như trước. Tuy nhiên, do khác biệt về giáo lý, suy nghĩ, quan niệm sống, tốt hơn hết khi có xảy ra mâu thuẫn hoặc tranh cãi tránh hết sức việc động chạm vào tôn giáo của nhau.

Tính thẩm mỹ

Chuyện chàng muốn hôn lễ có theme cưới màu xanh hoàng gia, bạn lại muốn nhuốm màu hồng phấn. Chàng muốn đặt nến trên bàn, bạn lại nghĩ ý tưởng đó thật trẻ con… và cứ thế, nếu không khéo, bạn và chàng sẽ lâm vào cãi vã chỉ vì chuyện thẩm mỹ khác nhau. Bạn muốn chàng góp tay vào trong việc tổ chức cưới, nhưng lại chưa học được cái chấp nhận suy nghĩ khác biệt của chàng thì khó mà tìm được tiếng nói chung. Thay vì vậy, hãy cùng nhau lập ra kết hoạch cưới chi tiết và có phân công trách nhiệm cụ thể cho nhau. Người nào được phân công sẽ có trách nhiệm với phần việc của mình, người kia nên tôn trọng quyết định của đối phương. Nên nhớ nhé, hôn lễ chỉ là sự kiện nhỏ của cuộc đời, quãng đường sau này sẽ nhiều lúc cần sự hợp tác và chấp nhận lẫn nhau của vợ chồng.

Bạn bè:
 
Đối với bạn, bạn bè của chồng sắp cưới đúng là phiền phức. Ngoài việc rủ chàng đi nhậu, bạn không thấy họ giúp ích gì cho hôn lễ sắp tới. Đừng quá hà khắc bạn ơi, chàng và những người bạn họ có mối quan hệ thân tình với nhau và cùng nhau trải qua nhiều việc trước khi chàng đến với bạn, đừng phũ phàng cấm chàng giao du với các bạn của mình. Nếu muốn giám sát chàng, tốt nhất bạn nhẹ nhàng nhờ anh/em trai tháp tùng và chăm sóc họ giúp mình. Bạn vừa không làm mất mặt chàng vừa yên tâm vì có sự trông chừng của người thân mình.

Khéo léo ứng xử với bạn chồng, bạn sẽ có nhiều đồng minh trong cuộc sống chung sau này.

 
Kiểm soát hành vi nóng nảy trước ngày cưới (Bridezilla)
 
Khi đối mặt với ngày cưới ngày càng gần, bạn sẽ có xu hướng stress nặng và khó kiểm soát hành vi (gọi nôm na là triệu chứng bridezilla), thường gặp ở những người chuẩn bị đám cưới. Chàng sẽ cảm thấy bạn thật đáng sợ, không còn là cô gái dịu dàng nhỏ nhẹ như hàng ngày nữa. Nếu xảy ra việc này, bạn nên kiểm soát lại hành vi nhé. Đám cưới rất quan trọng, nhưng nó không thể quan trọng bằng  mối quan hệ mà hai người dành cho nhau. Mặc kệ nếu hôn lễ của bạn không chuyên nghiệp, thiếu hoàn hảo, quan trọng là cả hai vợ chồng và quan khách vui vẻ là được.
Lên kế hoạch phân định tài sản ngay từ đầu
 
Đối với một số cặp vợ chồng hiện đại, việc phân định tài sản rạch ròi ngay trước khi lấy nhau là việc làm rất văn minh và đảm bảo quyền lợi cho chính họ. Đối với người Việt Nam, việc tính toán rạch ròi tài sản riêng – chung trước khi cưới là việc làm không nên, vì chưa cưới đã tính đến chuyện chia tay. Tuy nhiên, đối với một số cặp vợ chồng độc lập và có tài sản riêng trước khi cưới, việc làm này giúp họ đảm bảo quyền lợi hợp pháp về tài sản của mình trước khi kết hôn. Để tránh việc tranh cãi về vấn đề này, hai vợ chồng nên thẳng thắng chia sẻ với nhau kế hoạch tài chính, trên tinh thần tôn trọng, tin tưởng nhau. Mất lòng trước đặng lòng sau, trước khi cưới nên thẳng thắn về tài chính để sau này không xảy ra nhiều vấn đề tranh cãi, kiện tụng.
 
Không soi mói quá khứ của nhau
 
Chàng từng có một mối tình đầu nồng nàn, lãng mạn nhưng vì không có duyên nên cả hai chia tay nhau. Tới ngày cưới, chàng vẫn muốn mời người cũ đến chia vui với mình. Thái độ của bạn là gì? Giận dữ ư, thế thì bạn đang thể hiện mình là con người ấu trĩ và thiển cận. Đừng làm mọi chuyện rối lên và để cơn ghen tuông điều khiển bạn, thay vì vậy, bạn hãy nghĩ đến mặt tích cực rằng người mình chuẩn bị đám cưới cùng rất rạch ròi trong mối quan hệ với người cũ. Nên chủ động làm bạn với người yêu cũ của chàng, nhờ cô ấy giúp bạn vài chuyện lặt vặt trong đám cưới. Nếu bạn không làm được điều ấy và cảm thấy hồ nghi, tốt nhất bạn nên suy nghĩ lại về quyết định kết hôn của mình.
Nguồn: sưu tầm

Các tin cũ hơn



Hỗ trợ khách hàng

Tổng lượt truy cập:

19,905,845

Truy cập hôm nay:

135

Đang trực tuyến:

12