logo-zalo.png

, Ngôn ngữ:

Việt Nam | English

Các bước trong nghi lễ cưới truyền thống


Người trẻ cho rằng đám cưới truyền thống vẫn quá phức tạp, nhiêu khê không cần thiết. Thế nhưng nét đẹp văn hóa truyền thống vẫn là một nét đẹp quý giá nhất cần được giữ gìn của ông cha ta.
 

Về định nghĩa, lễ cưới ngày nay vẫn giữ nguyên là một phong tục văn hóa trong hôn nhân nhằm thông báo rộng rãi về sự chấp nhận của xã hội và các bên thành hôn về cuộc hôn nhân.

 

Tín ngưỡng và tập quán văn hóa Trung Hoa đã ảnh hưởng sâu sắc đến nghi lễ cưới xin của người Việt Nam trong suốt ngàn năm Bắc thuộc.

 

Các tục lệ cưới ngày xưa gồm có: mai mối, lễ nộp cheo (cheo là số tiền công ích nhỏ hoặc một số hiện vật như gạch lát, đóng cho làng để làm giếng, xây đường… sau này đã bị bãi bỏ), lễ dạm ngỏ, lễ ăn hỏi, gửi rể (gây khá nhiều phiền hà trong các mối quan hệ xã hội) lễ cưới và lễ lại mặt (cô dâu tỏ chữ hiếu với cha mẹ bằng cách sửa soạn gồm xôi gà, rượu bánh, hoa quả, đặt lên bàn thờ tổ tiên và làm lễ…)

 

Ngày nay, một số tục lễ cưới ngày xưa đã được lược bớt để phù hợp với đời sống hiện đại. Nhiều hủ tục đã bỏ như tảo hôn, đa thê, thách cưới để nhường chỗ cho cách thức tổ chức mời vừa mang tính dân tộc nhưng vẫn văn minh.

 

Các nghi lễ truyền thống được tinh giản tối đa, hoặc kết hợp giữa hiện đại và truyền thống để giảm thiểu chi phí và thủ tục rườm rà của ngày xưa. Thường thấy trong các đám cưới hiện đại, chỉ còn duy trì hai nghi lễ truyền thống chính, là: Lễ hỏi (còn gọi là Lễ đính hôn), và Lễ rước dâu.

 

LỄ HỎI (ĐÍNH HÔN)

 

Ý nghĩa đằng sau của Lễ hỏi: gia đình nhà trai chính thức xin hỏi cưới cô gái cho con trai của mình. Trong toàn bộ Lễ hỏi, mấu chốt là nghi thức Nhập gia, Trao quả, Lên đèn và Trao nhẫn đính hôn.

 

Trình tự chung của Lễ hỏi truyền thống Việt Nam đã được đơn giản hóa cho các cô dâu chú rể trẻ như sau:

 

Trước sân nhà Cô dâu:

 

Nghi lễ Nhập gia: Bố mẹ CD &trưởng tộc nhà gái đứng sẵn trước cửa nhà chờ nhà trai.

 

– Dàn bưng quả nam nữ sẽ đứng sắp hàng bên ngoài chờ sẵn. Khi họ nhà trai đến thì dàn bưng quả nam nữ 2 bên đứng đối xứng nhau & chờ trưởng tộc bước vào nhà xin làm lễ hỏi

 

– Trưởng tộc nhà trai + phụ rể sẽ trình với nhà gái xin phép được vào làm lễ hỏi (hay còn gọi là xin làm lễ nhập gia) ngay tại phòng khách tầng trệt

 

– Sau khi trưởng tộc nhà gái chấp thuận thì trưởng tộc nhà trai ra ngoài mời cả họ nhà trai vào

 

Nghi thức Trao quả cho họ nhà gái: Dàn bưng quả nam nữ 2 bên đứng xếp hàng đối mặt nhau và trao quả. Sau đó ba mẹ và Trưởng tộc hai nhà bước vào trước, tiếp theo là chú rể & dàn bưng quả nam nữ, cuối cùng là khách nhà trai. Các bạn nam nữ nhận quả và lên lầu đặt lên bàn mâm quả được xếp trước bàn thờ làm lễ

 

Trước bàn thờ làm lễ:

 

Nghi thức Hỏi cưới: Nhà trai bắt đầu thưa chuyện với nhà gái. Đại diện nhà trai sẽ trình bày mâm lễ vật của nhà trai mang đến (mâm trầu cau, khay rượu & ly do phụ rể mang vào, mâm đèn cầy, mâm kim ngân, mâm trà rượu, mâm bánh, mâm trái cây). Phụ rể rót rượu vào khay, bố của 2 nhà uống rượu mừng

 

Nghi thức Trình cô dâu tương lai: Nhà trai yêu cầu gặp cô dâu. Cô dâu cùng mẹ bước xuống chào lưỡng tộc

 

Trình lễ Lên đèn: trưởng tộc nhà gái đốt đôi đèn (ngay lúc trưởng tộc nhà gái đốt đôi đèn, tất cả mọi người đứng dậy). Đôi đèn được đốt chậm rãi, cẩn thận, tim đèn cháy thật tốt và hai ngọn cháy bằng nhau. Cây đèn rồng cầm ở tay phải và cây đèn phụng ở tay trái. Trưởng tộc nhà gái cầm đôi đèn bằng hai tay vòng cung ngang tầm mắt; hình rồng và hình phụng ngay trước mặt mình. Trưởng tộc nhà gái (2 tay vẫn vòng cung cầm đèn) xá 4 xá rồi cắm lên bàn thờ

 

Nghi thức Đốt nhang vái lạy ông bà tổ tiên: Phụ dâu phụ rể đốt nhang đưa cho trưởng tộc hai nhà (khấn xá & vái 4 lạy) sau đó trưởng tộc cắm nhang lên bàn thờ. Tiếp đó đưa nhang cho ba mẹ hai bên khấn xá & vái 4 lạy. Cuối cùng là cô dâu & chú rểkhấn xá & vái 4 lạy

 

Nghi thức trao nhẫn Đính hôn: Trưởng tộc nhà trai mời Chú rể trao nhẫn Đính hôn cho cô dâu, và mời tiếp mẹ chú rể tặng quà và đeo nữ trang (dây chuyền) cho cô dâu, kế đó mẹ chú rể sẽ trao cho nhà gái tiền dẫn cưới

 

Nghi thức trình Bố mẹ hai bên: CD & CR chính thức xưng hô danh xưng “ba mẹ” với 2 bên

 

Báo giờ Hỉ: Trưởng tộc nhà trai sẽ trình báo ngày giờ tổ chức lễ rước dâu và tiệc cưới tối

 

Nghi thức Chào hỏi gia tộc: Kết thúc lễ, xuống nhà dưới, cha mẹ cô dâu giới thiệu từng người trong gia tộc, tương tự cha mẹ chú rể giới thiệu từng người trong gia tộc (Cô dâu chú rể chào 2 bên gia đình):”Nhân đây chúng tôi cũng xin phép được giới thiệu với nhà trai thành phần bên họ nhà gái……”

 

Nghi thức Lại quả và Trao quả: Sau khi lại quả, dàn bưng quả nam nữ nhà gái bưng mâm quả xuống nhà và đứng đối xứng với dàn nam nữ bên nhà trai để trao quả

 

Kết thúc Lễ đính hôn: Đại diện trưởng tộc nhà trai nhà gái đi trước, ba mẹ hai bên, cô dâu,chú rể,dàn bưng quả, khách 2 gia đình lên xe ra nhà hàng dùng tiệc

 

Các bước trong nghi lễ cưới truyền thống

 

LỄ RƯỚC DÂU

 

Là điểm nhấn chính trong nghi lễ cưới truyền thống tại Việt Nam. Lễ rước dâu chính thức mang đến danh phận làm vợ làm con dâu cho cô gái và chính thức vai trò làm chồng, làm rể của chàng trai với hai bên gia đình họ tộc. Nghi thức quan trọng nhất trong Lễ rước dâu là: Nghi thức xin dâu, Trao nhẫn cưới, Dâng trầu cau cho ông bà tổ tiên, và Nghi thức Dâng trà. Lễ rước dâu được chia làm 2 phần: Vu quy ở nhà Cô dâu và Tân hôn ở nhà Chú rể.

 

 

Tại nhà cô dâu:

 

Trước cổng hoa nhà Cô dâu

 

Nghi thức xin dâu: Trưởng tộc nhà gái và Bố mẹ CD đứng sẵn trước cửa nhà để chờ nhà trai. Trươởng tộc nhà trai theo sau là phụ rể bước vào trong nhà CD nói vài lời cho nghi thức Xin dâu. Sau khi trưởng tộc nhà gái chấp thuận thì trưởng tộc nhà trai ra ngoài mời cả họ nhà trai vào.

 

Nghi thức Trao quả cho họ nhà gái: Dàn bưng quả nam nữ 2 bên đứng xếp hàng đối mặt nhau và trao quả. Sau đó ba mẹ và Trưởng tộc hai nhà bước vào trước, tiếp theo là chú rể & dàn bưng quả nam nữ, cuối cùng là khách nhà trai. Các bạn nam nữ nhận quả và lên lầu đặt lên bàn mâm quả được xếp trước bàn thờ làm lễ

 

Trước bàn thờ làm lễ nhà Cô dâu:

 

Các bước trong nghi lễ cưới truyền thống

 

Rượu mừng giữa hai gia đình: Nhà trai bắt đầu thưa chuyện với nhà gái. Trưởng tộc nhà trai sẽ trình bày mâm lễ vật của nhà trai mang đến (mâm trầu cau, khay rượu & ly do phụ rể mang vào, mâm đèn cầy, mâm kim ngân, mâm trà rượu, mâm bánh, mâm trái cây). Phụ rể rót rượu vào chum, Trưởng tộc hai gia đình uống rượu mừng cùng nhau

 

Lễ ra mắt cô dâu: Trưởng tộc nhà trai đại diện yêu cầu được gặp CD. Mẹ CD đón CD xuống chào lưỡng tộc.

 

Lễ đốt nhang vái lạy ông bà tổ tiên: Phụ rể đốt 8 cây nhang, đưa 2 nhang đầu cho Trưởng tộc hai nhà, sau đó trưởng tộc cắm nhang lên bàn thờ. Phụ rể đưa tiếp 4 nhang cho Bố mẹ hai bên để khấn lạy và cắm nhang. Phụ rể đưa tiếp 2 nhang cho CD-CR, CD-CR cùng khấn lạy và cắm nhang.

 

Các bước trong nghi lễ cưới truyền thống

 

Nghi thức trao nhẫn cưới: CD-CR tiến hành nghi thức trao nhẫn

 

Nghi thức tặng của hồi môn: Trưởng tộc nhà trai mời mẹ CR tặng quà và đeo nữ trang cho CD. Trưởng tộc nhà gái mời mẹ cô dâu tặng nữ trang cho con gái mình.

 

Nghi thức dâng trà: Phụ rể rót trà, CD-CR lần lượt dâng trà cho hai trưởng tộc, Bố mẹ CD, bố mẹ CR.

 

Nghi thức dâng trầu cau: CD-CR cùng mở mâm trầu cau, CD bẻ 3 trái cau, CD lấy ra vài lá trầu, đưa vào đĩa nhỏ, CR sẽ là người đặt đĩa trầu cau lên bàn thờ.

 

Nghi thức Chào hỏi gia tộc: Kết thúc lễ, xuống nhà dưới, cha mẹ cô dâu giới thiệu từng người trong gia tộc, tương tự cha mẹ chú rể giới thiệu từng người trong gia tộc (Cô dâu chú rể chào 2 bên gia đình):”Nhân đây chúng tôi cũng xin phép được giới thiệu với nhà trai thành phần bên họ nhà gái……”

 

Nghi thức Lại quả và Trao quả: Sau khi lại quả, dàn bưng quả nam nữ nhà gái bưng mâm quả xuống nhà và đứng đối xứng với dàn nam nữ bên nhà trai để trao quả.

 

Tại nhà trai, trước bàn thờ nghi lễ:

 

Các bước trong nghi lễ cưới truyền thống

 

Các nghi thức lần lượt được thực hiện tại nhà trai gồm: Nghi thức Lên đèn, Thắp hương đến ông bà tổ tiên, Dâng trà, nghi thức chào Ba mẹ chồng. Và cuối cùng là ra mắt chào họ hàng nhà trai và nhận tiền mừng/ quà từ họ hàng.

 

TIỆC CƯỚI

 

Với Tiệc cưới, thường được tổ chức tại nhà hàng hoặc khuôn viên của gia đình. Cô dâu và chú rể rót rượu sâm banh và cắt bánh cưới mời hai bên gia đình. Sau đó họ trao nhẫn cưới cho nhau.

 

Các bước trong nghi lễ cưới truyền thống

 

Sau ngày cưới, đôi tân hôn thường đem theo lễ vật về nhà gái làm lễ gia tiên và thăm lại bố mẹ, anh, chị, em cô dâu. Nhân dịp này nhà gái thường làm cơm để dâu, rể cùng ăn với gia đình.

 

Tục lệ này được duy trì với ý nghĩa nhắc nhở con cái về đạo hiếu, biết ơn sinh thành, dưỡng dục của bố mẹ, thắt chặt thêm mối quan hệ thông gia, ruột thịt từ ngày đầu của đôi vợ chồng, với sự nhân đôi tình cảm.

 

Nguồn: sưu tầm

Các tin cũ hơn



Hỗ trợ khách hàng

Tổng lượt truy cập:

19,999,056

Truy cập hôm nay:

29

Đang trực tuyến:

9